Mô tả
Đây là cuốn sách đầu tiên mình chính thức viết cảm nhận, và là cuốn sách “nếu có đủ thời gian và kiên nhẫn, mình sẽ đọc nó 10 lần”. 😀
Mình được giới thiệu cuốn sách này từ tháng 10/2015, đặt mua giữa tháng 3 và đọc xong vào cuối tháng 5/2016. Hơn 2 tháng có vẻ là quãng thời gian quá dài cho một cuốn sách 247 trang, nhưng một phần là do cách đọc của mình =))
Đúng như đã được “cảnh báo” từ trước, đây không phải một cuốn sách dễ đọc dễ hiểu. Và sau khi đọc hết lần 1, mình chưa thể hiểu hết và cũng không nhớ được bao nhiêu, nhưng đối với mình đây là một cuốn sách thú vị, đáng nghiên cứu và suy ngẫm. Vậy mới nói, nếu có đủ thời gian và kiên nhẫn, mình sẽ đọc nó 10 lần. =)))
Dù đây là một cuốn sách thú vị, nhưng nó cũng khá đau đầu. Mình mất thời gian hơn 2 tháng để đọc nó một phần vì nó khó hiểu, không thể đọc nhanh mà cần quá trình liên tưởng suy ngẫm. Còn nguyên nhân lớn hơn là vì gần đây mình không thường tập trung đọc liền mạch được, nhưng vẫn thích cảm giác khi được cầm sách và đọc sách. Vậy nên trong balo gần như lúc nào cũng có 1,2 quyển, tranh thủ đọc trên xe khi đi làm về và lúc về nhà hay những lúc rảnh rỗi, đợi bạn. Nhưng mỗi lúc chỉ đọc được 1 đoạn ngắn, vì thế sách mình đọc luôn cần bookmark =))) *Hơn 2 tháng vật vã trong balo, dù nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, “em ấy” vẫn hơi trày da tróc thịt. Thương nhiều TT^TT*
Vào nội dung chính thôi. ^^
Đối với mình, sau khi đọc hết lần 1, câu giới thiệu trên bìa cuối này là hợp lý nhất để khái quát về nội dung sách: “Cuốn sách đã đi sâu phân tích cách thức hoạt động của tâm trí con người cũng như cách nó… đánh lừa chúng ta. Bạn vẫn luôn nghĩ mình là người duy lý sao? Vậy hãy đọc Lối mòn của tư duy cảm tính trước đã.” – Timothy Ferris, Tác giả của cuốn The 4-hour Workweek.
Sách bao gồm 8 chương với cách mở đầu mình yêu thích: Tên chương. =))
Mỗi chương là một mắt xích, chúng độc lập, đồng thời cũng liên kết, cộng hưởng với nhau. Trong mỗi chương sách, thông qua các sự kiện cụ thể và các cuộc nghiên cứu thí nghiệm đã được thực hiện, 2 tác giả phân tích cho chúng ta những hiện tượng tâm lý, những lối mòn tư duy và hành vi cảm tính mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. Những lối mòn tư duy cảm tính này tựa như những chiếc bẫy giăng sẵn trong đầu mỗi người, chúng sẽ tác động đến hành vi của chúng ta, và kết quả của hành vi ấy nhiều khi không hề tốt đẹp, từ nhỏ như việc tuyển sai người cho một vị trí trong công ty, trả lời sai một câu hỏi trong trò chơi Ai là triệu phú, đến một vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử ngành hàng không khiến 584 người thiệt mạng, xuất phát từ sai lầm của một vị cơ trưởng cẩn thận, uy tín và dày dặn kinh nghiệm.
“Thậm chí những con khỉ cũng có thể ngã xuống từ trên cây.”, và ngã từ những lối mòn tư duy, những cái bẫy có thể bình tĩnh nhìn thấy được.
Và từ những phân tích giải đáp phía trên, 2 tác giả phần nào gợi mở cho chúng ta cách thức để giữ tỉnh táo trước những chiếc bẫy tư duy. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng, “Lối mòn”, chúng là cách thức hoạt động tự nhiên của tâm trí mà chúng ta vẫn luôn cho rằng “duy lý” và hành động theo đó. Và dù nhận biết được chúng, việc cố gắng khắc phục, “bẻ lái khỏi lối mòn” cũng không hề đơn giản.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.