Địa lý du lịch

 Trong nền kinh tế và đời sống xã hội, du lịch có vai trò rất quan trọng: Trước hết, nó góp phần làm tăng sản phẩm trong nước (người ta coi đây là ngành có đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế), ví dụ, năm 2001, TSP của ngành du lịch trên thế giới đạt 3.400 tỉ USD, chiếm 10,2% GNP toàn cầu, lôi cuốn ~ 203 triệu lao động (10,6% LLLĐ thế giới). Tạo thêm việc làm cho người lao động. Là giấy thông hành của hoà bình. Góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên – xã hội (hiện nay, ở nước ta, ngành này đã thu hút ~ trên 150.000 lao động). Du lịch còn là “giấy thông hành của hòa bình”, là phương tiện để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc.  Du lịch còn góp phần khai thác, bảo tôn các di sản văn hóa và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên, xã hội.

Sản phẩm này đã hết hàng hoặc không có sẵn.

Mã: N/A Danh mục: Từ khóa:

Mô tả

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng không chỉ trên bình diện thế giới, mà còn cả ở Việt Nam. Nói đến du lịch, nhiều người cho rằng đây là “ngành công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”. Với tư cách một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch trên thực tế đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và cả môi trường nếu như biết khai thác hợp lý mọi tiềm năng để phát triển bền vững.
Ở nước ta, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Địa lý du lịch trở thành một trong những môn cơ sở thường được các trường đại học đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên.
Để đáp ứng nhu cầu to lớn về đào tạo, năm 1996, cuốn “Địa lý du lịch” được biên soạn và được sủ dụng như một giáo trình. Vì thực tế đã có nhiều thay đổi, nên năm 2013, cuốn “Địa lý du lịch Việt Nam” do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên đã cập nhật hệ thống kiến thức tính đến thời điểm hiện tại dưới góc độ Địa lý học.
Cuốn sách dày  359 trang, với nội dung gồm 2 phần với 7 chương, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm giúp bạn đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến Địa lý du lịch của nước ta.
–  Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
–  Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.
–  Chương 3: Lịch sử phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch.
–  Chương 4: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Việt Nam.
–  Chương 5: Vùng du lịch Bắc Bộ.
–  Chương 6: Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
–  Chương 7: Vùng du lịch Nam Trung Bộ.

https://vietbooks.info/threads/tu-dien-dia-danh-van-hoa-va-thang-canh-viet-nam-nxb-khoa-hoc-xa-hoi-2004-nguyen-nhu-y-1220-trang.59365/

Miêu tả gần 5.000 mục từ địa danh văn hóa và thắng cảnh di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học, làng nghề truyền thống, địa danh hành chính cấp tỉnh-thành-trung ương, điểm du lịch nổi tiếng mọi miền đất nước…
Mục đích của cuốn sách là cung cấp cho người đọc trong và ngoài nước một ý niệm tổng quan về bức tranh di sản địa danh – văn hóa Việt Nam và sự phân bố (tự nhiên) của các loại hình di sản văn hóa đó trên lãnh thổ Việt Nam, hi vọng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại.

Thông tin bổ sung

khu-vuc

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Địa lý du lịch”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *