Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam

Tôi đánh giá cao tác giả Lê Quân với một công trình nghiên cứu kỳ công, kết hợp các chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm của nước ngoài trên khắp các châu lục và quản trị thực tiễn tại Việt Nam. Cuốn sách Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam – Hội đồng quản trị – Ban điều hành – Khung năng lực – Thẻ điểm cân bằng – Chỉ số hoàn thành của tác giả Lê Quân được trình bày mang tính tổng kết có hệ thống nhưng vẫn gợi mở, dễ đọc. Từng lý thuyết cũng như kiến thức đúc rút trong đó được thể hiện rất chắt lọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể nói cuốn sách như một cuốn cẩm nang tổng hợp, toàn diện, đúc kết những kiến thức nghề lãnh đạo từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu và có tính thực tiễn rất cao. Từ việc giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các cấp như hội đồng quản trị, ban điều hành, cho đến những thuật ngữ, lý thuyết quản trị hiện đại như KPI, thẻ điểm cân bằng, khung năng lực, phát triển năng lực lãnh đạo…

Cuốn sách không chỉ bổ ích cho người đọc mà có thể là tài liệu tham khảo, tra cứu nhiều lần cho nhiều cấp lãnh đạo, tùy thuộc vào tình huống họ cần tham chiếu và ra quyết định.

Sản phẩm này đã hết hàng hoặc không có sẵn.

Mã: KT155 Danh mục: Từ khóa:

Mô tả

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường gần ba thập kỷ qua, lãnh đạo doanh nghiệp đã trở thành một “nghề”, thậm chí là một nghề khá “hot”. Việt Nam có khoảng gần 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động và cũng có nghĩa là sẽ có gần 500 nghìn chủ tịch, gần 500 nghìn tổng giám đốc, gần 500 nghìn giám đốc tài chính, gần 500 nghìn giám đốc nhân sự… và vẫn còn muôn triệu người Việt Nam ước mở trở thành người có trọng trách như họ.

Chúng ta có rất nhiều trường lớp, khóa học để đào tạo quản trị kinh doanh, đào tạo nghề giám đốc, đào tạo nghệ thuật lãnh đạo, nhưng dường như chưa có được một hướng dẫn cụ thể rằng nghề đó cần phải biết những gì và biết ở mức độ như thế nào.

Có lẽ một phần vì lịch sử doanh nghiệp của Việt Nam quá ngắn. Đất nước ta là lịch sử của chiến tranh và dường như những người anh hùng xuất hiện trên chiến trường nhiều hơn trên thương trường. Chính vì thế, chúng ta không những không có cơ hội làm giàu, mà thậm chí những di sản giàu sang của những thế hệ cha anh cũng đã bị phá hủy bởi những cuộc chiến tranh. Có rất ít những gia tộc mà đời này truyền đời khác cơ nghiệp hưng thịnh, giàu sang. Chúng ta cũng không được thừa hưởng kinh nghiệm kinh doanh của các thế hệ đi trước, mà phần lớn chúng ta phải học lượm lặt của thế giới.

Chúng ta hay nói: “Thương trường là chiến trường”. Nhưng trên thực tế, ở chiến trường, mọi tướng lĩnh, sĩ quan đều được đào tạo một cách bài bản ở các trường, lớp quân sự. Còn trên thương trường, chúng ta gặp rất nhiều “tướng lĩnh” chưa từng được đào tạo hoặc được đào tạo một cách chắp vá. Đây là một thách thức lớn khi họ sẽ phải đối mặt với hội nhập toàn cầu, khi Việt Nam sắp ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực trên thế giới.

Toàn cầu hóa ngày nay không còn có nghĩa là đi ra nước ngoài, mà nghĩa là cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ngay cả trên sân nhà. Nhưng luật chơi là bình đẳng và giống nhau, không có sự phân biệt là đang chơi trên “sân nhà” hay “sân khách”. Cạnh tranh sắp tới sẽ rất khốc liệt, vì vậy đòi hỏi hơn nữa bản lĩnh của doanh nhân. Lãnh đạo doanh nghiệp bên cạnh việc xây dựng một hệ thống quản trị đẳng cấp, còn cần phải đảm bảo được chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp mình, cũng như có tính chiến thuật rõ ràng khi tham gia sân chơi toàn cầu. Tuy nhiên, tính bền vững của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào văn hóa doanh nghiệp – giá trị được tạo bởi sự gắn bó, đồng nhất của một tập thể người. Điều này phụ thuộc vào quá trình học hỏi của các doanh nhân, đó là vừa tiếp thu kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước nhưng phải dám đổi mới, sáng tạo để tạo ra bản sắc văn hóa riêng cho doanh nghiệp của mình.

Tôi đánh giá cao tác giả Lê Quân với một công trình nghiên cứu kỳ công, kết hợp các chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm của nước ngoài trên khắp các châu lục và quản trị thực tiễn tại Việt Nam. Cuốn sách Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam – Hội đồng quản trị – Ban điều hành – Khung năng lực – Thẻ điểm cân bằng – Chỉ số hoàn thành của tác giả Lê Quân được trình bày mang tính tổng kết có hệ thống nhưng vẫn gợi mở, dễ đọc. Từng lý thuyết cũng như kiến thức đúc rút trong đó được thể hiện rất chắt lọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể nói cuốn sách như một cuốn cẩm nang tổng hợp, toàn diện, đúc kết những kiến thức nghề lãnh đạo từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu và có tính thực tiễn rất cao. Từ việc giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các cấp như hội đồng quản trị, ban điều hành, cho đến những thuật ngữ, lý thuyết quản trị hiện đại như KPI, thẻ điểm cân bằng, khung năng lực, phát triển năng lực lãnh đạo…

Cuốn sách không chỉ bổ ích cho người đọc mà có thể là tài liệu tham khảo, tra cứu nhiều lần cho nhiều cấp lãnh đạo, tùy thuộc vào tình huống họ cần tham chiếu và ra quyết định.

Tôi muốn cảm ơn tác giả đã có đóng góp quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với cuốn sách này.

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một khoảng cách rất lớn với khu vực và thế giới. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ tiếp lửa cho hoài bão, khát vọng của các doanh nhân thế hệ tương lai, giúp họ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách, để một ngày không xa Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với các cường quốc năm châu về kinh tế.

PGS. TS. Lê Quân sinh năm 1974 tốt nghiệp Đại học Thương mại (1996), Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (1998), Thạc sỹ khoa học Quản trị (1999), Tiến sỹ Khoa học Quản trị (2003) nghiên cứu sau Thạc sỹ (2005) tại Pháp và được công nhận Phó Giáo sư Kinh tế (2009).

PGS. TS. Lê Quân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, tư vấn về quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực; là người sáng lập ra Diễn đàn nhân sự Việt Nam; sáng lập và trưởng ban tổ chức Ngày Nhân sự Việt Nam, thành viên Hội đồng quản trị Viện Doanh nhân Pháp ngữ; Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển dịch Kinh tế Xã hội Cedimes Việt Nam. Ông đã trải qua các vị trí quản lý hợp tác quốc tế, trưởng các dự án đào tạo quốc tế, trưởng bộ môn quản trị doanh nghiệp, trưởng bộ môn quản trị nguồn nhân lực, trưởng ban tổ chức cán bộ và hiện đang là Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

MỤC LỤC

Chương 1: Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp

Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp

Hội đồng quản trị

Ban điều hành

Mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban điều hành

Chương 2: Hội đồng quản trị

Quy mô của Hội đồng quản trị

Cơ cấu thành viên của hội đồng quản trị

Chức năng và thẩm quyền của hội đồng quản trị

Chủ tịch hội đồng quản trị

Các thành viên hội đồng quản trị

Thực tiễn hoạt động của hội đồng quản trị

Chương 3: Ban điều hành

Nhiệm vụ của ban điều hành

Quy mô và mức độ đa dạng của ban điều hành

Mối quan hệ trong ban điều hành

Các thách thức với ban điều hành

Quản trị xung đột trong ban điều hành

Ban điều hành vì sự phát triển bền vững doanh nghiệp

Chương 4: Giám đốc điều hành

Nghề giám đốc điều hành

Nhà lãnh đạo và nhà quản lý

Nhiệm vụ của giám đốc điều hành

Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc điều hành

Các công việc ưu tiên của giám đốc điều hành

Chương 5: Giám đốc chức năng

Giám đốc nhân sự

Giám đốc tài chính

Giám đốc bán hàng

Giám đốc marketing

Giám đốc thông tin

Giám đốc sản xuất

Giám đốc cung ứng

Chương 6: Lãnh đạo doanh nghiệp, KPI và BSC

Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ (KPI)

Thẻ điểm cân bằng (BSC)

BSC và KPI

Phân cấp quản trị qua ứng dụng KPI

KPI và quản trị theo mục tiêu

Chương 7: Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo doanh nghiệp

Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ của hội đồng quản trị

Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ của ban điều hành

Chương 8: Năng lực và khung năng lực lãnh đạo

Năng lực và năng lực cốt lõi

Khung năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp

Chương 9: Khung năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam

Năng lực quản lý điều hành

Năng lực quản trị và phát triển bản thân

Năng lực am hiểu chuyên môn và các đặc thù doanh nghiệp

Chương 10: Chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam

Năng lực giám đốc điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp theo đánh giá của cấp dưới

Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế

Chương 11: Phát triển năng lực tự lãnh đạo doanh nghiệp

Phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp

Tuyển chọn lãnh đạo doanh nghiệp từ thị trường lao động

Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho doanh nghiệp

Đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp

Thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp

Phúc lợi và đãi ngộ ngoài thu nhập

Đãi ngộ bằng cổ phiếu

Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo doanh nghiệp

Thông tin bổ sung

khu-vuc

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *